Chè Kim Anh – Ký ức một thời

Nhân lễ kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 , Kim Anh sẽ cùng các bạn ngược dòng thời gian, về với đôi chút kỷ niệm của người Hà Nội xưa nói riêng, người miền Bắc nói chung.
Sau khi hòa bình được tạo lập lại trên miền Bắc, từ năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc bắt đầu thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đây là thời kỳ mà nước ta sau gần một thế kỷ thuộc địa và hơn một thập kỷ chiến tranh, mới giành được hoà bình ở miền Bắc và bắt tay đặt nền móng đầu tiên cho nền kinh tế độc lập, tự chủ. Giai đoạn 1954-1957 được coi là giai đoạn khôi phục.
Trong vùng tự do cũ, hầu hết các nhà máy lớn và quan trọng như Xe lửa Trường Thi, Diêm Bến Thuỷ, Điện Thanh Hoá, Phosphate Hàm Rồng… đều đã bị phá huỷ hoàn toàn hoặc tê liệt hoạt động. Trong vùng mới tiếp quản, nhiều nhà máy, hầm mỏ, một số nhà máy bị đình đốn hoặc sản xuất cầm chừng do không có phụ tùng thay thế hoặc thiếu nguyên liệu. Tư bản ngoại kiều và phần lớn các nhà tư sản dân tộc đều đã đi Nam. Nhìn chung, cơ sở công nghiệp Pháp để lại hầu như không có gì. Cả miền Bắc lúc này chỉ vẻn vẹn có 20 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh TW và cũng chừng ấy cơ sở công nghiệp quốc doanh địa phương.
Trước tình hình đó, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9 -1954 đã đề ra nhiệm vụ cấp bách là khôi phục sản xuất ngang mức trước chiến tranh, trước hết là sản xuất nông nghiệp, sau là sản xuất công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng, đồng thời phát triển một số ngành công nghiệp nặng cần thiết cung cấp tư liệu sản xuất cho sản xuất nông nghiệp.
Tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ trong thời gian này là, cùng với việc khôi phục sản xuất công nghiệp ngang mức trước chiến tranh, cần lo ngay việc xây dựng một số ngành công nghiệp phục vụ cho sản xuất mà trước đây, trong thời Pháp thuộc không có hoặc có nhưng không đáng kể, vì chủ yếu là công nghiệp phục vụ tiêu dùng.
Kết quả là trong một thời gian ngắn, miền Bắc đã khôi phục về căn bản các nhà máy, xí nghiệp quan trọng. Giai cấp công nhân với tinh thần dựa vào sức mình là chính đã nhanh chóng khôi phục và mở rộng hầu hết các cơ sở công nghiệp quan trọng như mỏ than Hòn Gai, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy điện Hà Nội…; xây dựng thêm nhiều nhà máy như nhà máy cơ khí Hà Nội, diêm Thống Nhất, gỗ Cầu Đuống, thuốc lá Thăng Long, cá hộp Hải Phòng, chè Phú Thọ…
Công ty Chè Kim Anh được thành lập ở Phú Thọ trong thời gian này, chuyên sản xuất chè xanh xuất khẩu và chè tiêu dùng nội địa. Sau năm 1975, do yêu cầu sản xuất tập trung của ngành, nhà máy chè Kim Anh chuyển về xã Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quyết định sáp nhập hai nhà máy chè Kim Anh và nhà máy chè Vĩnh Long thành nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh.
Thương hiệu chè Kim Anh gắn liền với các gia đình trong suốt thời bao cấp, đến nay, Chè Kim Anh vẫn là thương hiệu chè có uy tín trên thị trường.
Đặt chất lượng sản phẩm và lợi ích củ

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.